You are currently viewing Xây dựng quy chế quản trị nội bộ của doanh nghiệp

Xây dựng quy chế quản trị nội bộ của doanh nghiệp

Xây dựng quy chế nội bộ của doanh nghiệp – Ngoài điều lệ ra, có những văn bản nào nhằm quy định và quản lý nội bộ doanh nghiệp? Và những văn bản này có bắt buộc doanh nghiệp phải ban hành và đăng ký không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng quy chế nội bộ của doanh nghiệp.

1.Quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp là gì?

Quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp là văn bản do cơ quan, chức danh quản lý của công ty ban hành, bao gồm các quy định để điều hành công ty. Ví dụ: Quy chế tổ chức phòng ban, Quy chế tài chính, …

Quy chế điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các tổ chức, hoạt động, tiêu chuẩn, tiêu chí về nhân sự, phân công công việc, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, đồng thời quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được đối với công việc của cơ quan, chức năng công việc.

Pháp luật không quy định bắt buộc phải ban hành và đăng ký quy chế công ty, mà đây là quá trình quản lý của từng doanh nghiệp. Chỉ có một số nội dung cần phải đăng ký theo quy định của pháp luật như: Thang lương, bảng lương, nội quy lao động… là cần phải đăng ký.

2.Các loại quy chế:Một số loại quy chế hay gặp

– Quy chế quản trị nội bộ cho bộ máy lãnh đạo Công ty;

– Quy chế quản trị nhân sự: quy định về tuyển dụng, đào tạo;

– Quy chế quản lý tài chính;

– Quy chế quy định chế độ quản lý tài sản;

– Quy chế lương thưởng, nâng lương, nâng bậc;

– Quy chế quản lý hợp đồng;

– Nội quy lao động, kỷ luật, khen thưởng;

– Thỏa ước lao động tập thể;

– Quy chế văn hóa doanh nghiệp;

– Quy chế quy tắc ứng xử với khách hàng;

– Quy chế bảo mật thông tin.

3.Dịch vụ Pháp lý của Luật sư Trần Hải Ánh

Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật sư Trần Hải Ánh, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Nguồn: https://luatphuccau.com/2021/09/19/xay-dung-quy-che-noi-bo-cua-doanh-nghiep/